Site banner

Doanh nghiệp tham gia xây dựng thiết chế cho người lao động

Hôm nay (29.12), Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng các thiết chế phục vụ người lao động” do Báo Lao Động tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN diễn ra tại Hà Nội. Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 9.1.2016 của Ban Bí thư và Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10.10.2016 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, Tổng LĐLĐVN đã trình Chính phủ đề án xây dựng các khu thiết chế phục vụ CNLĐ và đoàn viên công đoàn tại các KCN-KCX. Việc làm này đặc biệt có ý nghĩa, chăm sóc trực tiếp, thiết thực và hiệu quả đời sống vật chất, tinh thần của công nhân. Vậy, DN có thể chung tay với tổ chức Công đoàn, cung cấp dịch vụ, cùng xây dựng các Khu thiết chế cho NLĐ trong KCN nói chung, và cho công nhân của chính DN nói riêng? Việc hợp tác sẽ diễn ra theo mô hình nào để vừa có lợi cho DN, vừa có lợi cho công nhân và tổ chức công đoàn?

Công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo (TPHCM) giờ tan ca. Ảnh: VIỆT DŨNG

Vấn đề cấp thiết nhất - nhà ở cho CNLĐ

TCty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC) đã xây dựng 37 khu nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP.Thủ Dầu Một, TX.Thuận An, TX.Dĩ An, huyện Bến Cát và huyện Tân Uyên với 64.700 căn hộ dành cho khoảng 168.000 người. Trong giai đoạn 2, Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng 10.000 căn NƠXH tại các khu Định Hòa (TP.Thủ Dầu Một), Việt Sing (thị xã Thuận An). Mức giá được bán ra cho NLĐ chỉ xấp xỉ 4 - 4,5 triệu đồng/m2 tùy theo vị trí căn hộ, đây được xem là giá NƠXH thấp nhất. Để có được mức giá này, Becamex IDC đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của tỉnh Bình Dương, trong đó, quan trọng nhất là tỉnh giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với quỹ đất dùng xây dựng dự án NƠXH.

Ông Trần Quốc Hùng - Giám đốc BQL Nhà ở xã hội Becamex - cho biết, để có được mức giá này, ngoài việc áp dụng cơ chế, chính sách về NƠXH, chủ đầu tư còn có sẵn quỹ đất cùng với quá trình thực hiện khép kín. Trong đó, Becamex không tính giá trị sử dụng đất vào giá thành căn hộ vì quỹ đất đã có sẵn. “Đối tượng mua NƠXH đa phần là CNLĐ khó khăn, dựa chủ yếu vào nguồn vay ưu đãi 30.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, gói vay này đã hết, CN muốn vay tiền mua rất khó. Becamex xây nhà được tỉnh ưu đãi nhưng CN không có tiền mua thì nhà để không. Điều cần nhất là nên có nguồn vốn vay ưu đãi đặc biệt dành riêng cho CNLĐ mua nhà” - ông Hùng chia sẻ.

Là một trong những DN đầu tiên trên địa bàn TPHCM xây nhà trẻ cho con CN tại DN, Cty TNHH PouYuen Việt Nam gặp không ít khó khăn khi bắt đầu. Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Cty PouYuen - cho biết: Cty có ý định xây nhà trẻ từ năm 2010 nhưng xét về mặt pháp lý, Cty không có chức năng xây dựng nhà trẻ, Cty liên tục kiến nghị, đến đầu năm 2012, Cty mới được cấp phép. Đến tháng 4.2013, Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ được xây xong trên diện tích 5.000m2, với tổng số tiền đầu tư hơn 2 triệu USD. Tuy nhiên, hiện Cty có hơn 20.000 trẻ dưới 6 tuổi có nhu cầu gửi nhà trẻ nhưng trường mầm non của Cty chỉ có thể tiếp nhận được khoảng 700 cháu. PouYuen mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho các DN, đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đầu tư trường mầm non gần PouYuen hoặc các khu đông công nhân (như hỗ trợ quỹ đất, vốn vay ưu đãi…) để đầu tư nhà trẻ dành cho con CN” - ông Củ Phát Nghiệp chia sẻ.

Đầu tư nhà trẻ cho con CN, hoặc xây dựng các thiết chế văn hóa cho CN là một kênh đầu tư không sinh lợi trực tiếp cho nên hiếm có DN nào chịu thực hiện. Tuy nhiên, một số DN muốn làm, muốn thực hiện trách nhiệm xã hội đối với CN, bỏ vốn ra nhưng lại không có đất hoặc không được Nhà nước ưu đãi thì không khuyến khích được DN.

Công nhân KCN tỉnh Bình Dương tan ca.

Chú trọng các thiết chế “vệ tinh”

Tại một hội thảo về xây dựng điều kiện cho CNLĐ vừa được tổ chức hồi tháng 7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung khẳng định: Chính sách phát triển KCN của Việt Nam được Chính phủ rất coi trọng, đặc biệt vấn đề xây dựng nhà ở và cải thiện môi trường sống cho NLĐ. Hiện nay, Chính phủ đang quan tâm tìm kiếm giải pháp trong việc tạo lập một môi trường sống tốt đẹp cho công nhân trong các KCN-KCX. Dẫn kết quả cuộc khảo sát về đời sống công nhân do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) tiến hành năm 2015 tại 10 tỉnh, TP trên cả nước, ông Trịnh Trường Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - thẳng thắn cho biết: Hiện nay, mới chỉ khoảng 20% số công nhân có chỗ ở ổn định, còn lại phần lớn phải thuê trọ. Chính vì vậy, việc giải quyết chỗ ở ổn định cho công nhân lao động tại các KCN rất cấp bách và cần thiết.

Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, NLĐ tại các KCN, xác định chỉ tiêu cần đạt trong giai đoạn 2016-2020 là có khoảng 70% số CNLĐ tại các KCN có nhu cầu được giải quyết chỗ ở. Bên cạnh đó, cần xây dựng các thiết chế như: Nhà ở, nhà trẻ, trường học, siêu thị, nhà thuốc, trung tâm tư vấn pháp luật; các công trình văn hóa, thể thao… Trong khi đó, trên thực tế, ông Trần Văn Can - TGĐ Cty CP Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội số 5, đơn vị chuyên xây nhà thu nhập thấp tại Hà Nội - cho rằng, việc xây nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay vẫn chưa có chính sách nào cụ thể, mạnh ai nấy làm.

Bà Hoàng Thanh Hương - Phụ trách nhân sự Cty Asahi Intecc (trụ sở tại KCN Thăng Long) - cho biết: Với nguồn nhân lực 1.550 CNLĐ, phần lớn trong độ tuổi xây dựng gia đình, nên nhu cầu về nhà ở, nhà gửi trẻ rất lớn. Để triển khai thiết chế cho CNLĐ, từ năm 2006, Cty đã thực hiện hỗ trợ 300.000 đồng/người để CNLĐ có thêm kinh phí thuê nhà. Bắt đầu từ năm 2016, Cty thực hiện hỗ trợ các gia đình có con nhỏ mức kinh phí 100.000 đồng/cháu để đi nhà trẻ.

Bà Trần Thị Bích - Trưởng phòng Hành chính nhân sự Cty Kai Việt Nam - cho biết: Cty đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho NLĐ trong kinh phí gửi trẻ cho các bà mẹ có con dưới 60 tháng tuổi; kinh phí thuê nhà ở (một phần); tiền xăng xe đi lại cho công nhân... Ông Trịnh Trường Sơn cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, đặc biệt là kế hoạch trung hạn về nguồn vốn từ ngân sách cấp bù cho các dự án. Đồng tình với ý kiến của ông Sơn, nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch phát triển KCN phải bao gồm nhà ở cho CNLĐ và các công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu thiết yếu cho họ.

Bà Vũ Thị Liên Minh - Chủ tịch Công đoàn TCty May Hưng Yên - cho biết: Thời gian qua Cty đã xây dựng những khu tập thể cho NLĐ. Từ năm 2010 đến nay, Cty có chủ trương bán nhà giá rẻ cho công nhân thấp hơn từ 30 - 45% giá thị trường để NLĐ an cư lạc nghiệp. Bà Minh cho rằng, để DN có thể chung tay cùng tổ chức công đoàn xây dựng những thiết chế này, Nhà nước cần bố trí hỗ trợ về quỹ đất; hỗ trợ thực hiện các thiết chế văn hóa.

Ông Đinh Việt Thanh - Ban Pháp chế TCty May 10 - cho biết: DN sẽ cần chia sẻ một phần kinh phí để nâng cấp điều kiện cho NLĐ tốt hơn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần xem xét lại cụ thể về vấn đề tiền thuê đất hằng năm, đặc biệt tại các DN có nhiều lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Bởi lẽ, hiện nay các công trình phúc lợi không nhằm mục đích thương mại do DN xây dựng phục vụ NLĐ đều tính vào diện tích chung để tính tiền thuê đất. Vấn đề này cần được tách bạch rõ để DN tiếp tục có vốn sản xuất kinh doanh, tái đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi khác phục vụ đảm bảo đời sống của NLĐ.

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti