Site banner

XUNG QUANH CUỘC BÌNH CHỌN “CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐT NHẤT - TỒI NHẤT” CỦA VCCI, TỔNG LĐLĐVN ĐỀ NGHỊ: Dừng ngay việc tổ chức bình chọn đối với Luật Công đoàn

Sáng 16.5, Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN có công văn số 50-CV/ĐĐTLĐ do Phó Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký, gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc đề nghị chỉ đạo Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngừng tổ chức bình chọn đối với Luật Công đoàn (CĐ) năm 2012.

Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao quà tết cho công nhân lao động kcn Bắc Thăng Long (Hà Nội) trong chương trình Tết Sum vầy 2016. Ảnh: Hải Nguyễn

Lý do VCCI đưa ra không chính xác

Theo công văn, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28.1.2008, của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tổng LĐLĐVN được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CĐ và ngày 20.6.2012, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua với 450/474 đại biểu tán thành (90,18%), luật có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2013. Luật CĐ là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định địa vị pháp lý, vai trò, trách nhiệm của CĐ và cơ chế thực hiện các chức năng của tổ chức CĐ.

Công văn cho biết, hiện nay VCCI đang tiến hành tổ chức “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”, trong đó có Luật CĐ. Trước đây, trong quá trình thảo luận để thông qua Luật CĐ tại Quốc hội, giới chủ và các hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã ra sức phản đối, nhất là về tài chính CĐ (Điều 26). Nay nếu lấy ý kiến đề cử từ các DN (thực chất là chủ DN), hiệp hội DN về Luật CĐ, đương nhiên các chủ DN, hiệp hội DN không đồng tình với Luật CĐ, nhất là các nội dung của Điều 26. Hơn nữa trong phần nội dung, lý do mà VCCI đưa ra không chính xác, hợp lý, hợp tình, thiếu hiểu biết tối thiểu về tổ chức CĐ; đoàn phí CĐ do đoàn viên CĐ đóng theo quy định của Điều lệ CĐ Việt Nam (khoản 1, Điều 26), chứ không phải do NLĐ đóng; DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ (khoản 2, Điều 26), chứ không phải DN đóng tài chính cho CĐ; việc DN đóng kinh phí CĐ không ảnh hưởng gì đến tính độc lập của tổ chức CĐ; ở các DN chưa có CĐ, không có nghĩa là tất cả NLĐ đã thỏa mãn với lợi ích được hưởng mà không có nhu cầu đòi hỏi thêm; nếu không đóng kinh phí CĐ 2%, chưa chắc chủ sử dụng lao động tăng lương cho NLĐ. Thực tế cho thấy, có hàng nghìn DN, chủ yếu là các DN chưa có CĐ, trốn đóng BHXH cho NLĐ; chủ bỏ trốn, tiền lương và thu nhập của NLĐ chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu, quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều cuộc ngừng việc tập thể, đình công, quan hệ lao động phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị, an toàn xã hội.

“Hiện nay, mặc dù trong giai đoạn chuẩn bị phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng đã có đề nghị thành lập tổ chức của NLĐ. Việc làm này của VCCI cố tình tạo thành dư luận xã hội, có khả năng làm cho CĐ Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tổ chức và hoạt động” - công văn do Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký bày tỏ quan điểm.

Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN kính đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Đảng đoàn VCCI ngừng việc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất đối với Luật CĐ.

Dừng ngay việc tổ chức bình chọn

Sáng cùng ngày (16.5), Tổng LĐLĐVN cũng có công văn số 170/TLĐ do Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký về việc phúc đáp công văn số 1013/PTM-PC của VCCI về việc “Cung cấp thông tin thêm cho cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”.

Theo đó, Tổng LĐLĐVN có ý kiến như sau: Xuất phát từ vai trò, vị trí của tổ chức CĐ trong hệ thống chính trị, trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, pháp luật liên quan đến cơ chế bảo đảm các điều kiện cần thiết cho CĐ hoạt động. Trong đó Luật CĐ năm 1957, Luật CĐ năm 1990 và Nghị quyết số 20/NQ-BCHTW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng GCCN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” đã quy định về tài chính CĐ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức CĐ hoạt động hiệu quả gần 55 năm qua.

Kinh phí CĐ tạo điều kiện để tổ chức CĐ chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Ảnh: H.N 

Công văn do Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký dẫn giải: Kế thừa Luật CĐ năm 1957, Luật CĐ năm 1990 và thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-BCHTW, ngày 20.6.2012, Quốc hội đã thông qua Luật CĐ năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2013. Ngay sau khi Luật CĐ năm 2012 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính CĐ. Tổng LĐLĐVN đã ban hành các quy định về phân cấp thu, phân phối, sử dụng và quản lý nguồn thu tài chính CĐ. Có thể khẳng định Luật CĐ năm 1957, Luật CĐ năm 1990, Luật CĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có quy định về kinh phí CĐ và quy định này đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức CĐ chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ theo quy định của Hiến pháp và thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.

Tổng LĐLĐVN theo đó không đồng tình với việc tổ chức cuộc bình chọn trên của VCCI, nhất là việc bình chọn những quy định không tốt đối với Tổng LĐLĐVN - một tổ chức chính trị, xã hội của GCCN và những NLĐ. “Việc bình chọn này đã phủ nhận một quy định tốt cho NLĐ mà gần 55 năm qua Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã quan tâm chăm lo cho NLĐ và tổ chức CĐ” - công văn do Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký khẳng định.

Từ đó, Tổng LĐLĐVN đề nghị VCCI dừng việc làm trên, nhất là trong khi Tổng LĐLĐVN đang xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành T.Ư về hoạt động của CĐ Việt Nam khi Việt Nam phê chuẩn và thực thi Hiệp định TPP. 

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti