Site banner

Trưởng Ban Dân vận T.Ư Đảng Trương Thị Mai: Công đoàn xứng đáng đại diện cho người lao động

Chiều 24.5, tại trụ sở Tổng LĐLĐVN, Ban Dân vận T.Ư Đảng do đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban - dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Tham dự buổi làm việc, về phía Tổng LĐLĐVN có các đồng chí: Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý, Mai Đức Chính, Nguyễn Văn Ngàng, Nguyễn Thị Thu Hồng và các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

Đồng chí Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư (thứ hai, trái qua) - trao đổi với lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tại buổi làm việc chiều 24.5. Ảnh: KỲ ANH

Hàng triệu CNLĐ được chăm lo đời sống

 

Tại buổi làm việc, thay mặt Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải báo cáo một số nét cơ bản về tình hình tổ chức của CĐVN, một số kết quả hoạt động CĐ chủ yếu trong 5 tháng đầu năm 2016, một số khó khăn vướng mắc và giải pháp khắc phục và kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Dân vận T.Ư.

Theo đó, hiện Tổng LĐLĐVN đang quản lý 120.426 CĐCS và tính đến cuối năm 2015, cả nước có 8.948.964 đoàn viên. Hoạt động chăm lo của tổ chức CĐ có bước chuyển biến mạnh về chất với mục tiêu hướng tới sự thiết thực và hiệu quả vì người lao động (NLĐ). Như với chương trình “Tết sum vầy”, từ nguồn kinh phí CĐ và vận động ủng hộ từ doanh nghiệp (DN), các cấp CĐ cả nước tặng quà tết cho hơn 2,2 triệu CNLĐ với tổng số tiền hơn 804 tỉ đồng, trợ cấp cho hơn 45.000 người với tổng số tiền hơn 22,6 tỉ đồng, tổ chức trao tặng hơn 141.000 vé xe và hỗ trợ xây dựng 634 nhà “Mái ấm CĐ” cho đoàn viên, NLĐ; “Tháng CN” năm 2016 diễn ra hết sức thiết thực và hiệu quả. Tổng LĐLĐVN cũng chỉ đạo các cấp CĐ đồng loạt tổ chức 4 hoạt động lần đầu tiên thực hiện như “Tự hào trí tuệ LĐ VN”, tổ chức hành động để NLĐ có “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn”, tổ chức “Tết lao động”, thực hiện “Cảm ơn thành viên”.

Các hoạt động do Tổng LĐLĐVN và các cấp CĐ tổ chức góp phần làm cho Ngày Quốc tế Lao động 1.5 thành ngày hội lớn của NLĐ. Đặc biệt, BCH Tổng LĐLĐVN ban hành Nghị quyết về “Chất lượng bữa ăn ca của NLĐ” và đây là lần đầu tiên Tổng LĐLĐVN ban hành nghị quyết về một vấn đề cụ thể, được thực hiện bằng biện pháp thương lượng, đối thoại và bổ sung vào TƯLĐTT nhằm nâng dần chất lượng bữa ăn ca, góp phần đảm bảo ATVSTP, duy trì sức khỏe NLĐ và năng suất lao động.

Với những nỗ lực của các cấp CĐ và sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành, tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong những năm qua có xu hướng giảm mạnh với 1.146 cuộc (giai đoạn 2013-2015), giảm 798 cuộc so với giai đoạn 2010-2012, riêng 4 tháng đầu năm 2016 xảy ra 112 cuộc, giảm 27 cuộc so với cùng kỳ năm 2015.

Cả hệ thống CĐ đang tập trung chăm lo cho NLĐ

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận những nỗ lực của tổ chức CĐVN trong những năm qua. Đồng chí đánh giá, với vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ, các cấp CĐ đã phản ánh được nhiều vấn đề mà NLĐ đang mong muốn, là chỗ dựa vững chắc cho đội ngũ CNLĐ, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong DN, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó… Đặc biệt, tổ chức CĐ mãi mãi xứng đáng là đại diện cho NLĐ, dù gặp nhiều thách thức vẫn giữ được bản lĩnh, bản chất của mình, với mục tiêu chung là NLĐ có cuộc sống tốt hơn. Đồng chí Trương Thị Mai cũng bày tỏ sự quan tâm đến những vấn đề liên quan đến NLĐ và tổ chức CĐ như việc tranh chấp lao động giảm; thực chất và hiệu quả của các bản TƯLĐTT; tổ chức CĐ chuẩn bị như thế nào trong tình hình mới, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị tham gia TPP; chỉ tiêu phát triển 10 triệu đoàn viên có đạt được kết quả tốt hay không?...

Trao đổi tại buổi làm việc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) Lê Trọng Sang cho biết, hiện nay có 25.396 TƯLĐTT, chiếm 75,72% số DN có CĐ, tăng 4,83% so với đầu nhiệm kỳ, trong đó 20.716 TƯLĐTT còn hiệu lực, chiếm 71,88%; ký mới 2.890; sửa đổi 3.662.

Theo đánh giá phân loại của tổ chức CĐ, TƯLĐTT loại A là 34,98%, B là 26,34%, C là 13,21%, D là 7,04% và không xếp loại là 18,43%. Về việc tranh chấp lao động giảm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính lý giải là trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh các quy định về chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của NLĐ, đưa ra các chế tài xử lý các DN vi phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi NLĐ; trong những tháng đầu năm 2016, các cấp CĐ đã duy trì tốt thông tin hai chiều với cơ sở, chủ động tuyên truyền để NLĐ hiểu, chia sẻ khó khăn với DN; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát nắm bắt kịp thời các DN... làm cơ sở trong việc triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho LĐ; đẩy mạnh các hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý; tích cực vận động chủ DN quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ. 

Ngoài ra, các cấp CĐ đã chủ động tham gia, phối hợp tốt với chính quyền, chuyên môn đồng cấp từng bước nâng cao chất lượng hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ và đối thoại tại nơi làm việc theo quy định. Hiện có 13.798 DN thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với NLĐ và nhờ đó những bức xúc của NLĐ sẽ được giải quyết qua đối thoại dẫn đến tranh chấp lao động giảm.

Báo cáo về những nội dung mà đồng chí Trương Thị Mai đề cập, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý thông tin về phương thức mới của CĐ trong phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Theo đó, nếu như trước đây, theo cách truyền thống, CĐ cấp trên xuống làm việc với chủ DN yêu cầu họ thành lập CĐ, nếu chủ DN đồng ý sẽ giới thiệu người tham gia BCH CĐ, thường là phòng nhân sự, kế hoạch của DN. Khi những người đó tham gia BCH thì không nhận được sự tín nhiệm của đông đảo NLĐ, chính vì vậy CĐCS hoạt động yếu. Tổ chức CĐ đã nhận ra vấn đề đó nên chuyển sang phương thức mới, vận động NLĐ để họ thành lập tổ chức CĐ, tự bầu ra thủ lĩnh của họ chứ không phải chỉ định của CĐ cấp trên hay DN, CĐCS chỉ có vai trò hướng dẫn. Theo Phó Chủ tịch Trần Văn Lý, những CĐCS được thành lập theo phương thức này đáp ứng rất tốt thời kỳ khi TPP có hiệu lực, bởi CĐ thực sự là CĐ của NLĐ, do NLĐ, vì NLĐ.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải cho biết, Tổng LĐLĐVN vừa tiến hành khảo sát trong CNLĐ, qua đó cho thấy những vấn đề CN mong muốn là: Việc làm ổn định; được giải quyết tiền lương thỏa đáng; bữa ăn giữa ca đảm bảo chất lượng an toàn; DN thực hiện đúng chính sách với NLĐ; tại các KCN có nơi giữ trẻ an toàn, có các thiết chế văn hóa để cải thiện đời sống tinh thần NLĐ; NLĐ được đào tạo nghề, được làm việc trong môi trường tốt. Cũng theo đồng chí Trần Thanh Hải, trước bối cảnh VN tham gia TPP, quan trọng nhất là cần xác định lại nhiệm vụ của tổ chức CĐ để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cán bộ CĐ cần được tăng cường kỹ năng thương lượng, ký kết, giám sát thực hiện TƯLĐTT với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ; cán bộ CĐ phải tham mưu với cấp ủy, chính quyền đồng cấp về những vấn đề mới, diễn biến mới ở cơ sở, nhất là tác động khi VN hội nhập TPP; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, phối hợp giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti