Đồng chí Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương tham luận tại Hội nghị. Ảnh: Sơn Tùng
Tham luận tại hội nghị, đồng chí Trần Kim Yến, nguyên Chủ tịch LĐLĐ TPHCM chia sẻ một số giải pháp chủ yếu của LĐLĐ TPHCM thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Theo đó, đối với giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ, LĐLĐ TP chủ động tạo sân chơi tại chỗ cho CNLĐ để họ không phải di chuyển xa. Đối với nhóm giải pháp nâng cao trình độ học vấn tay nghề cho CNLĐ để CN đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập, LĐLĐ TP đẩy mạnh các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng CN đạt thành tích trong các phong trào thi đua; tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, thi nâng bậc. Sau khi NLĐ đạt giải, DN công nhận kết quả để nâng bậc lương cho NLĐ.
Bên cạnh đó, các cấp CĐ tạo điều kiện cho CN học tập ngay tại nơi làm việc cho mình, không phải di chuyển xa. Ngoài ra, các cấp CĐ sâu sát với CNLĐ để sớm phát hiện, góp phần giải quyết kịp thời những bức xúc của CNLĐ...
Đồng chí Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương chia sẻ một số giải pháp vai trò của CĐ trong đảm bảo an ninh trật tự liên quan đến tình hình CNLĐ biểu tình phản đối thông qua Luật Đặc khu vừa qua.
Theo đó, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cấp CĐ nắm thật chắc tình hình CNLĐ về tư tưởng, tâm trạng, các sự việc diễn ra trong CNLĐ để báo cáo CĐ cấp trên, từ đó vào cuộc kịp thời giải quyết. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh đã thiết lập các kênh thông tin qua mang xã hội để trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời; huy động toàn bộ cán bộ CĐ chuyên trách, không chuyên trách, lực lượng nòng cốt nắm tình hình, tuyên truyền đến CNLĐ.
Ngoài ra, đối với những DN được xem là điểm nóng, lực lượng CĐ cấp trên luôn túc trực, nắm tình hình, cùng cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. Các cấp CĐ cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền tới CNLĐ, như: Treo băngrôn tại cổng các DN, phát trên loa phát thanh địa phương, gửi tin nhắn trực tiếp đến CNLĐ…).