Ngày làm việc thứ hai (09/12) của Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lần thứ 15 (khóa XI), các Ủy viên Đoàn Chủ tịch tập trung thảo luận, góp ý vào Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 5a/NQ-BCH ngày 7.7.2005 của BCH Tổng LĐLĐVN (khóa IX) về đẩy mạnh công tác pháp luật của CĐ trong tình hình mới; Tờ trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04/NQ-ĐCT ngày 27.12.2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ tình hình mới”...
Thay mặt Thường trực ĐCT trình bày Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 5a/NQ-BCH ngày 7.7.2005 của BCH Tổng LĐLĐVN (khóa IX) về đẩy mạnh công tác pháp luật của CĐ trong tình hình mới, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, sau khi Nghị được ban hành, hầu hết các LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TƯ, CĐ TCty trực thuộc TLĐ đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 5a của nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương, CĐ TCty trực thuộc TLĐ đã quy định nội dung, biện pháp và chỉ tiêu thực hiện cho các cấp CĐ trực thuộc, phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị. 100% các LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết 5a/NQ-BCH.
Công tác tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn được chú trọng. Từ năm 2005 đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đă tham gia với Nhà nước xây dựng trên 200 văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và hàng trăm văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như các văn bản pháp luật quốc tế khác. Trong các văn bản quy phạm pháp luật Công đoàn tham gia, có nhiều văn bản đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn như: Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Dạy nghề (2006), Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006), Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007), Luật cán bộ, công chức (2008), Luật Viên chức (2010), Bộ luật Lao động (2012), Luật Công đoàn (2012), Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Bảo hiểm xã hội (2014), Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung (2014), Luật An toàn, vệ sinh lao động (2014)...
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn đă tích cực, chủ động tham gia xây dựng các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động; Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; các chính sách về tiền lương, về đổi mới doanh nghiệp nhà nước; các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) …
Tại LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương, cơ cấu tổ chức và hoạt động pháp luật được thể hiện trên hai lĩnh vực: Thực hiện công tác pháp luật tại các Ban chức năng của cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương; tư vấn pháp luật cho tổ chức CĐCS và CNVCLĐ thông qua các Trung tâm, Văn phòng, Tổ tư vấn pháp luật.
Trong từng nội dung, chuyên đề của công tác pháp luật CĐ, Tổng LĐLĐVN và các cấp CĐ đă có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể như: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp CĐ tổ chức lấy ưu kiến, tham gia xây dựng một số đạo luật quan trọng có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ và tổ chức CĐ; các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phổ biến; giáo dục pháp luật trong hệ thống tổ chức CĐ; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác CĐ về thoả ước LĐ tập thể, HĐLĐ, BHXH, giải quyết tranh chấp LĐ, đình công, xây dựng quan hệ LĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ...
Về công tác tư vấn pháp luật, theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính, hoạt động của 16 Trung tâm tư vấn pháp luật, 37 Văn phòng tư vấn pháp luật (527 tổ tư vấn pháp luật với trên 2500 cán bộ làm công tác tư vấn) của tổ chức Công đoàn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động. Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp luật được các cấp công đoàn duy trì thường xuyên, trực tiếp tới người lao động, dưới nhiều hình thức như tư vấn bằng văn bản, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, qua hòm thư điện tử... Nội dung chủ yếu tập trung vào các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tập thể người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Luật Công đoàn, Bộ luật lao động, Luật Doanh nghiệp và một số lĩnh vực khác như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình...
Theo báo cáo của các đơn vị, trong 10 năm qua, các cấp công đoàn đă tư vấn pháp luật lao động và công đoàn là 220.288 vụ với 660.852 lượt người, can thiệp, bảo vệ cho 6.743 người lao động được trở lại làm việc; 1.397 người được chi trả trợ cấp thôi việc; 5379 người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; 7.678 người được nâng lương… với tổng số tiền được bồi thường trên 15,5 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay tình hình kinh tế - xã hội và các quy định của pháp luật đã có nhiều thay đổi, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP. Vì vậy, việc tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quá tŕnh triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác pháp luật công đoàn trong tình hình mới là hết sức cần thiết” - Phó Chủ tịch TLĐ Mai Đức Chính cho biết.
Thảo luận về nội dung trên, các ủy viên ĐCT thống nhất cho rằng: Tuyên truyền, giáo dục và tư vấn pháp luật cho NLĐ là nội dung quan trọng trong công tác CĐ. Cần tập trung đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật, nhất là kỹ năng tranh tụng tại tòa cho cán bộ CĐ bởi đó là một trong các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Để có cơ sở đổi mới mạnh mẽ công tác pháp luật của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới, cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 5a/NQ-BCH. “Việc xây dựng Nghị quyết mới phải giải quyết được những vấn đề lớn, “cốt tử” cho hiện tại và tương lai, trong đó phải đặc biệt chú ý tới đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ có khả năng tham gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật. Đây cũng là nhiệm vụ chung của mọi cán bộ CĐ”- Phó Chủ tịch Thường trực TLĐ Trần Thanh Hải đề nghị.
Đoàn Chủ tịch TLĐ cũng đã thảo luận, cho dự kiến về Chương tŕnh làm việc năm 2016 và các nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 7 sẽ được tổ chức vào tháng 01/2016.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đề nghị ban soạn thảo các nội dung tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn Chủ tịch TLĐ để hoàn chỉnh, trình Hội nghị BCH TLĐ lần thứ 7.