Site banner

Góp ý dự thảo “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”: Tinh gọn, hiệu quả, mang quyền lợi nhiều hơn cho đoàn viên và người lao động

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức T.Ư, Ban Dân vận T.Ư và Tổng LĐLĐVN đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo “Đề án đổi mới Tổ chức và Hoạt động CĐVN trong tình hình mới”. Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng và Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng - chủ trì hội nghị. Ủy viên T.Ư Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải, các Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Thu Hồng, Trần Văn Lý, Nguyễn Văn Ngàng cùng các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tham dự hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị góp ý Dự thảo “Đề án đổi mới Tổ chức và Hoạt động CĐVN trong tình hình mới”.

Cấp bách đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải trình bày tóm tắt đề án và những đề xuất có liên quan nhằm thực hiện đề án có hiệu quả; Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý trình bày 6 kiến nghị của Tổng LĐLĐVN với Đảng, Nhà nước nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác tổ chức cũng như hoạt động của tổ chức CĐ trong tình hình mới. Trong đó TLĐ đề xuất T.Ư có Nghị quyết chuyên đề về công tác tổ chức và hoạt động CĐ để tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức CĐ.

Trước đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã nêu những đặc thù riêng của tổ chức CĐVN so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, đó là: CĐVN là tổ chức tập hợp giai cấp CNVN - lực lượng nòng cốt làm ra của cải vật chất của xã hội; được pháp luật quy định có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ hài hòa trong DN, giải quyết tranh chấp LĐ; có hệ thống tài chính theo hệ thống dọc, tự trang trải theo quy định của pháp luật và tự điều tiết thu-chi; trong tương lai, có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được phê duyệt thì tổ chức CĐ là tổ chức chính trị - xã hội đầu tiên phải chịu sức ép cạnh tranh với các tổ chức đại diện cho NLĐ khác. Vì thế, nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ vô cùng cấp bách nhằm mang lại sự khác biệt về lợi ích cho đoàn viên của mình, thu hút ngày càng đông NLĐ tập hợp trong tổ chức của mình. Đó cũng là lý do để Tổng LĐLĐVN xây dựng Đề án đổi mới này.

Với kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cũng như những lý luận khoa học, một số đại biểu đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, nhằm góp phần hoàn thiện thêm bản đề án.

Các đồng chí: Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính; Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai; lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai - Trưởng ban Dân vận Trung ương - chia sẻ với những vấn đề và những khó khăn của tổ chức CĐ hiện nay, đồng thời cho rằng, một số đề xuất, kiến nghị của Tổng LĐLĐVN cần cân nhắc thêm để làm sao đề án phải thể hiện ở tầm chiến lược lâu dài, bởi hiện nay, VN có khoảng 53 triệu LĐ, trong đó 16 triệu LĐ làm việc trong khu vực chính thức. Đây là chính là khu vực CĐ cần quan tâm. Dự kiến, đến năm 2020, VN có khoảng 60 triệu LĐ và khoảng 30 triệu LĐ chính thức với 1 triệu DN (gấp đôi hiện nay), do đó vai trò và trách nhiệm của CĐ ngày càng lớn.

Mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người lao động

Đồng chí Trương Thị Mai cũng nhấn mạnh, vấn đề đầu tiên phải nói đến đó là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với CĐ thông qua mô hình tổ chức CĐ. Hiện nay sự lãnh đạo của Đảng ở các mô hình tổ chức CĐ chưa hoàn toàn đồng bộ, đặc biệt ở cấp huyện. Chức năng của CĐ là đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, NLĐ... vì vậy, luật pháp dành cho tổ chức CĐ vị trí vô cùng quan trọng: Trong Bộ luật LĐ hơn 30 điều nói về CĐ; Luật Tố tụng dân sự giao cho CĐ 3 vị trí: Hội thẩm nhân dân; CĐ có thể làm đơn khởi kiện với tư cách đại diện cho NLĐ và CĐ bảo vệ NLĐ trong các phiên tòa dân sự về tranh chấp LĐ.

Bên cạnh đó, CĐ cũng phải thương lượng với giới chủ ký các TƯLĐTT có lợi hơn cho NLĐ (TƯLĐTT phải mang lại lợi ích cao hơn cho NLĐ so với những quy định của Bộ luật LĐ chứ không phải nhắc lại Bộ luật LĐ)… Như vậy, vai trò và nhiệm vụ của CĐ đã được xác định rất rõ. Và để đáp ứng được, mô hình tổ chức CĐ và bộ máy hoạt động phải đủ mạnh, đủ điều kiện và có chính sách tiền lương hợp lý thì CĐ sẽ thực hiện nhiệm vụ được giao có hiệu quả hơn trong tình hình hiện nay.

Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư (trái) và đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư - chủ trì hội nghị. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Liên quan đến đề xuất của Tổng LĐLĐVN về Nghị quyết chuyên đề về tổ chức và hoạt động CĐ, đồng chí Trương Thị Mai cũng cho rằng, nếu Bộ Chính trị ra văn bản về tổ chức CĐ thì là cơ hội tốt để tiếp tục đổi mới luật pháp có liên quan đến CĐ. Cuối cùng, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị Trưởng ban Tổ chức T.Ư quan tâm đến những đề xuất, kiến nghị hợp lý, mang tính chiến lược của Tổng LĐLĐVN.

Kết thúc hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương - cho biết, thông qua đề án thấy rõ quyết tâm, tâm huyết của Tổng LĐLĐVN trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm mang lại quyền lợi nhiều hơn cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng chí Phạm Minh Chính cũng thống nhất với các đề xuất mang tính chiến lược, chủ trương, đường lối của Tổng LĐLĐVN; với một số đề xuất thuộc thẩm quyền của TLĐ thì TLĐ xét thực tế khách quan, mạnh dạn thử nghiệm.

Tuy nhiên, đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương lưu ý, Đề án cần bám sát vào cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết của Đảng liên quan đến CĐ, đặc biệt Nghị quyết ĐH XII của Đảng. Đổi mới cần theo hướng hoàn thiện các tổ chức đã có theo mô hình tinh gọn, hiệu quả (phân cấp tối đa, trách nhiệm rõ ràng và có chế tài xử lý); đánh giá tình hình phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước, từ đó xây dựng mô hình hoạt động trong các mô hình này như thế nào cho hiệu quả; thay đổi mô hình tổ chức, hoạt động là cần thiết nhưng phải đảm bảo sự lãnh đạo tổng thể, liên thông, có tính bền vững của Đảng.

Về đề xuất có Nghị quyết chuyên đề về tổ chức, hoạt động CĐ của Tổng LĐLĐVN, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, Tổng LĐLĐVN cần nghiên cứu, tổng kết lại các nghị quyết có liên quan đến CĐ và Nghị quyết 20-NQ/TW (về: Tiếp tục xây dựng giai cấp CNVN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước) để từ đó có cái nhìn tổng thể, toàn diện những mặt mạnh, yếu, nguyên nhân… Trên cơ sở đó đưa ra đề nghị có tính chất chiến lược, cụ thể hơn.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã cảm ơn và tiếp thu ý kiến của các đại biểu và cho biết, sẽ hoàn thiện đề án để báo cáo Ban Bí thư vào cuối tháng 12.2016.

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti