Site banner

Giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo Tổng LĐLĐVN với công nhân lao động cả nước

Sau lễ khai trương Cổng Thông tin điện tử Công đoàn VN là buổi giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và CNLĐ.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường tại buổi giao lưu trực tuyến chiều 28.7.

Lê Thị Huyền: Xin Phó Chủ tịch cho biết mô hình tổ công nhân tự quản tại các khu nhà trọ đến nay có kết quả như thế nào? Chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm thì gặp ai?

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tổ công nhân tự quản là hình thức các công nhân cùng ở chung một điểm, một khu nhà trọ được công đoàn hướng dẫn, tập hợp để có những sinh hoạt lành mạnh, giúp đỡ nhau trong đời sống hằng ngày. Vấn đề này xuất hiện nhiều ở các khu công nghiệp, các địa phương phát triển công nghiệp mạnh, có nhiều công nhân ở nơi khác đến làm việc. Các tổ chức công nhân tự quản xuất hiện nhiều ở Bình Dương, Tiền Giang, TPHCM, ở miền Bắc thì có TP.Hà Nội, Phú Thọ.

Đối với Hưng Yên, hiện Tổng LĐLĐVN đang chỉ đạo để có những hình thức tập hợp công nhân, xây dựng các tổ tự quản tại các khu nhà trọ  như  nguyện vọng của bạn.

Phạm Thái Bình11: Hiện cháu đang là công nhân đứng máy trong dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, nhưng cháu muốn tranh thủ học thêm để nâng cao kiến thức và có thể là sau này tìm công việc có thu nhập tốt hơn. Chú cho cháu hỏi nếu cháu muốn có sự hỗ trợ từ phía Công đoàn hay Cty thì có được không?

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: Cảm ơn bạn. Năm 19 tuổi, tôi cũng là công nhân đứng máy như bạn bây giờ và tôi cũng tìm cách đi học để nâng cao kiến thức và tay nghề. Nhưng thời của tôi còn rất khó khăn, chứ không có điều kiện thuận lợi về công nghệ, phương tiện như bây giờ.

Hiện cũng có rất nhiều mô hình, hình thức để đi học, để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, vậy nên bạn hãy cố gắng đi học để nâng cao trình độ của mình.

Hiện Tổng LĐLĐVN đoàn đang tập trung thực hiện và tạo điều kiện để hỗ trợ, tư vấn cho công nhân.

Công nhân nên đến gặp các chủ tịch công đoàn ở nơi làm việc để được tư vấn, giúp đỡ.

Đây là nguyện vọng rất tốt và thực tế. Đây cũng là trách nhiệm của công đoàn trong thời gian tới.

Minh Nguyệt11: Cháu là công nhân may, cháu muốn hỏi nữ CNLĐ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp đang mang thai và nuôi con nhỏ có những quyền lợi gì?

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng: Chúng ta hiện có nhiều chính sách với lao động nữ trong thời kì mang thai và nuôi con nhỏ. Một số quyền lợi mà phụ nữ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp đang mang thai và nuôi con nhỏ được hưởng được quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật lao động về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Nếu bạn mang thai đến tháng thứ 7 thì không phải làm thêm vào ban đêm và làm thêm giờ, đi công tác xa... Nếu bạn đang làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7 thì được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc trong một ngày mà vẫn được đủ lương. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bạn có thể nghỉ sớm 1 ngày là 60 phút trong thời gian làm việc, và trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Một quy định khác là trong thời gian mang thai nghỉ hưởng chế độ sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì bạn sẽ không bị xử lý kỉ luật lao động. Trên đây là những điểm rất ưu việt của chính sách pháp luật của nhà nước ta đối với lao động nữ, rất mong bạn tuyên truyền, chia sẻ với những đồng nghiệp của bạn để được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định.

Một công nhân Cty May 10: Cháu là công nhân may. Gần đây, cháu có nghe nói nhiều về việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chú cho cháu hỏi, việc này có ảnh hưởng gì đến công việc của công nhân may không?

Phó Chủ tịch Mai Đức Chính: Ngày 4.2.2016, tại New Zealand, 12 nước trong đó có Việt Nam đã ký Hiệp định TPP, sau khi được Quốc hội của 12 nước phê chuẩn thì Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.

Khi đó, Việt Nam chúng ta sẽ tham gia vào 1 sân chơi lớn gồm 12 nước với quy mô dân số gần 800 triệu dân, tổng GDP là 28.000 tỉ USD, chiếm 40% GDP toàn thế giới và 3% tổng thương mại toàn cầu.

Việc các nước tham gia TPP sẽ cắt giảm thuế suất bằng 0%, hàng hóa Việt Nam sẽ có điều kiện vào các thị trường của các nước Hoa Kỳ, Nhật, Canada… Khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh, GDP của Việt Nam sẽ tăng 23,5 tỉ USD vào năm 2020; 33,5 tỉ USD vào năm 2025; xuất khẩu cũng tăng thêm 68 tỉ USD vào năm 2025, đặc biệt ngành dệt may da giày dự kiến sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, để hưởng ưu đãi 0%, các nước phải tuân theo các quy định về xuất xứ, cụ thể là từ khâu sợi, dệt, nhuộm và may. Tới đây, 1 loạt nước sẽ đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như sợi, dệt, nhuộm. Như vậy sẽ tạo rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động khi có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ. Hoặc do xuất khẩu tăng, nhiều doanh nghiệp cũng mở rộng, phát triển sản xuất, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao tiền lương và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, Hiệp định TPP cũng làm tăng tính cạnh tranh, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, dễ dẫn tới bị phá sản và giải thể. Như vậy, một bộ phận công nhân trong các doanh nghiệp này cũng sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị mất việc làm. Vì vậy, tới đây, chúng ta cần biến các thách thức thành cơ hội để đưa đất nước của chúng ta ngày càng phát triển.

Lê Thị Trinh: Hiện nay nhiều hoạt động Công đoàn ở các Doanh nghiệp, Công ty còn mang tính hình thức; cán bộ Công đoàn lúng túng trong xử lý khi CNLĐ đến phản ánh quyền lợi bị vi phạm. Tổng Liên đoàn làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải: Mong muốn của người lao động về hoạt động công đoàn cơ sở có chất lượng tốt là mong muốn rất chính đáng. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã và đang yêu cầu các công đoàn cấp trên trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn ban chấp hành công đoàn cơ sở hoạt động. Trong thời gian tới, Tổng liên đoàn Lao động VN sẽ tổ chức đào tạo để nâng cao kỹ năng cho cán bộ công đoàn, để cán bộ công đoàn có đủ khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu của người lao động.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường.

Song để hàng tháng Công đoàn tổ chức bán hàng giảm giá (điều này tổ chức Công đoàn Việt Nam rất mong muốn được phục vụ cho đoàn viên và người lao động), thì trên thực tế cũng còn gặp nhiều khó khăn, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với chính phủ và được Thủ tướng chính phủ đồng chủ trương về việc xây dựng các thiết chế phục vụ công nhân, người lao động tại các KCN, KCX ở các địa phương. Trong đó, có siêu thị công đoàn, khi xây dựng siêu thị công đoàn thì đoàn viên sẽ được mua hàng ở đó với giá cả hợp lý, chất lượng hàng hóa được giám sát, kiểm định phục vụ tốt hơn cho đời sống và sinh hoạt cho công nhân, lao động.

Với chủ trương này Tổng LĐLĐVN sẽ tập trung hoàn thiện đề án xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất  trong đó sẽ xây dựng các siêu thị Công đoàn, Tổng Liên đoàn sẽ phối hợp với một số doanh nghiệp để đưa hàng Việt Nam chất lượng cao vào siêu thị công đoàn, ưu tiên giảm giá cho đoàn viên công đoàn tạo điều kiện giúp cho đoàn viên công đoàn và người lao động được thuận lợi, tiết kiệm chi phí khi đi mua sắm, đảm bảo chất lượng hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguyễn Thanh Phương: Thưa chú, công nhân ở những nơi chưa có tổ chức Công đoàn, muốn gia nhập Công đoàn thì phải làm như thế nào?

Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải: Bạn Phương thân mến, công nhân gia nhập, tích cực tham gia hoạt động công đoàn là những công nhân có ý thức cao về tổ chức công đoàn. Vào công đoàn Việt Nam để công nhân đoàn kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đoàn kết để chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đoàn kết để tiến bộ, đoàn kết phát triển doanh nghiệp, địa phương, ngành, đất nước.

Nguyễn Thị Thảo: Cháu là công nhân, hiện rất lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vì thực phẩm ở các chợ công nhân thì không có nguồn gốc. Không có nhiều tiền nên chúng cháu không dám vào các siêu thị mua đồ. Những lần Công đoàn tổ chức hội chợ dành cho công nhân lao động chúng cháu rất thích vì được mua hàng chất lượng với giá rẻ. Hôm nay được giao lưu với lãnh đạo cao nhất của tổ chức Công đoàn, chúng cháu xin bày tỏ mong muốn Công đoàn xây dựng siêu thị dành riêng cho công nhân tại các khu công nghiệp hoặc định kỳ 1 tháng tổ chức 1 lần hội chợ bán hàng giá rẻ chất lượng cao cho công nhân. Liệu mong muốn này có trở thành được hiện thực không, thưa chú?

Chủ tịch Bùi Văn Cường: Trong thời gian qua, các cấp công đoàn trong cả nước đã tổ chức được một số đợt Hội chợ, bán hàng giảm giá cho đoàn viên và người lao động, tập trung tại một số địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, có đông đoàn viên và người lao động; được người lao động rất đồng tình ủng hộ.

Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải. 

Công nhân muốn vào tổ chức công đoàn thì liên hệ với công đoàn nơi làm việc, khu công nghệ gần nhất, hoặc liên đoàn lao động huyện. Tôi hi vọng, bạn Phương sớm được gia nhập vào công đoàn và bạn Phương hãy nêu rõ đơn vị mình làm việc để Tổng liên đoàn sẽ cử cán bộ liên hệ với bạn. Cảm ơn bạn!

Nguyễn Thị Bích: Tôi được biết, ngoài tiền trợ cấp thai sản do BHXH chi trả thì người sinh con còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở, vậy mức trợ cấp 1 lần này do ai chi trả?

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng: Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ 1.1.2016 thì lao động nữ khi sinh con có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, ngoài việc được hưởng lương 6 tháng nuôi con nhỏ thì được nhận thêm trợ cấp 1 lần và số tiền này do Bảo hiểm xã hội chi trả. Mức trợ cấp này bằng 2 lần mức lương cơ sở.

Phan Xuân Huy: CNLĐ chúng tôi muốn có những tờ rơi về kiến thức pháp luật thì có thể xin ở đâu?

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: Đây là nguyện vọng rất chính đáng, rất dễ thực hiện. Tôi có thể chỉ cho bạn những địa chỉ để bạn cần tìm hiểu về pháp luật:

- Ở các trung tâm văn phòng, tư vấn trực tuyến hoặc công đoàn cấp trên cơ sở ở địa phương của bạn

- Báo Lao Động online (http://laodong.com.vn/)

- Cổng thông tin điện tử (http://congdoan.vn/tdtt.aspx)  là nơi đáp ứng nhu cầu về kiến thức pháp luật mà bạn cần tìm hiểu.

- Sách, báo, đặc biệt là báo Lao Động, hay tờ rơi cũng là những phương tốt. Nhưng pháp luật rất rộng và rất nhiều, tốt nhất là bạn nên tham khảo trực tuyến theo những điều mà tôi đã hướng dẫn ở trên.

Vũ Thị Thùy Linh: Chúng tôi là nữ CNLĐ ở khu nhà trọ, rất mong muốn thường xuyên được tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản. CĐ có thường xuyên tổ chức những buổi tư vấn như vậy không? Nếu có thì cấp nào sẽ tổ chức?

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng: Câu hỏi của bạn hỏi rất là hay. Đây là vấn đề hiện nay chúng tôi rất quan tâm bởi lẽ, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản rất quan trọng đối với mỗi cá nhân người lao động và tác động đến chất lượng nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Hiện nay Tổng Liên đoàn đã kí chương trình phối hợp với Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế  và chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động triển khai các hoạt động truyền thông, các diễn đàn tư vấn hỏi đáp về kiến thức sức khỏe sinh sản. 

Tôi cũng được biết các cấp công đoàn cũng đã tổ chức rất nhiều hoạt động đa dạng như: in các tài liệu, tờ gấp về các kiến thức sức khỏe sinh sản; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giải đáp, tư vấn các thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản. Và đặc biệt đối với đối tượng như bạn đang ở nhà trọ thì ngoài những cách thức trên do công đoàn cơ sở tổ chức để hỗ trợ cho bạn thì bạn  có thể chia sẻ thông tin với những người đồng nghiệp của mình, tìm hiểu thêm từ các tài liệu được cung cấp và tự nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho bản thân mình.

Trần Văn Đạt: Xin Phó Chủ tịch cho biết điều kiện để có được điểm sinh hoạt văn hóa công nhân?

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: Câu hỏi này liên quan đến cả vấn đề về định hướng của Đảng, Nhà nước, chủ trương của Tổng LĐLĐVN. Chính phủ đã thống nhất với Tổng LĐLĐVN ở tất cả các khu công nghiệp, cần có các công trình phúc lợi, phục vụ đời sống văn hóa công nhân. Nhưng để các chủ trương đó trở thành hiện thực thì việc đầu tiên cần phải có đất, tiếp theo là các nguồn vốn để đầu tư và khi đã được đầu tư rồi thì cần tổ chức, khai thác ra sao để phục vụ tốt nhất cho công nhân.

Hiện Thủ tướng đã đồng ý trong 2-3 năm tới sẽ có 50 các điểm ở khu công nghiệp được xây dựng theo cách này. Hiện tại những khu công nghiệp có các thiết chế phục vụ công nhân chưa nhiều, nên mong bạn chờ đợi thêm.

Đỗ Văn Cường: Thưa chú, chúng cháu đang phải thuê trọ. Nhà trọ chật thì cố gắng chịu nhưng việc hằng tháng phải trả tiền điện, tiền nước cao hơn giá quy định (3.000 đồng cho 1 số điện) khiến chúng cháu vừa buồn vừa thấy không công bằng. Liệu có đến một lúc nào đó chúng cháu được thuê những căn nhà sạch sẽ như một số khu nhà ở do các Cty xây và được trả tiền điện, nước theo đúng quy định không?

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường trả lời thắc mắc của NLĐ.

Chủ tịch Bùi Văn Cường: Trước hết, tôi xin chia sẻ với những khó khăn của bạn và cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đối với tôi.

Có thể nói việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân nói riêng và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn nhiều bất cập, hiện này còn khoảng 80% công nhân, lao động trong các khu công nghiệp vẫn đang phải thuê nhà trọ và sống trong điều kiện không đảm bảo, thiếu nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, khu vui chơi giải trí…

Nắm bắt được vấn đề đó, với vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Tổng Liên đoàn đang xây dựng đề án báo cáo Chính phủ để xây dựng các thiết chế phục vụ đoàn viên, công nhân, lao động. Theo đó, sẽ xây dựng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thiết chế phục vụ đoàn viên, công nhân lao động như: Nhà ở, siêu thị công đoàn, nhà trẻ mẫu giáo, thiết chế văn hóa thể thao, tư vấn pháp luật, y tế. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương khi quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất cần dành một quỹ đất để xây dựng các thiết chế phục vụ nhu cầu đời sống cho công nhân, lao động. Đồng thời, tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có biện pháp thiết thực chăm lo cho công nhân, lao động, trong đó vận động các chủ nhà trọ cam kết không tăng giá cho thuê phòng và điều chỉnh giá điện, nước theo đúng quy định.

Khi hoàn thiện các thiết chế này, đoàn viên, công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ có điều kiện được sở hữu hoặc thuê những căn hộ với giá rẻ để đảm bảo đời sống, đảm bảo sức khỏe cho lao động sản xuất.

Nguyễn Thị Vân Anh: Xin Phó Chủ tịch cho biết có những chương trình gì nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động cho cán bộ nữ công ở cơ sở?

Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng tham gia giao lưu trực tuyến. 

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng: Đại hội 11 có chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ công các cấp. Hiện nay Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn đang tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên viên chức về bình đẳng giới và chính sách pháp luật lao động nữ, tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ nữ công cơ sở; in các tài liệu, tờ gấp... về công tác nữ công; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm về công tác nữ công...

Nguyễn Thị Thủy: Chúng tôi là CNLĐ, rất muốn được xem các buổi ca nhạc có các sĩ nổi tiếng hát nhưng giá vé rất cao và thường tổ chức ở trung tâm thành phố. Vậy Công đoàn có cách nào giúp chúng tôi được thỏa mong ước?

Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng 

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: Đây là câu hỏi rất hay. Xem ca nhạc và các hoạt động văn hóa, giải trí là nhu cầu của không riêng của công nhân lao động, mà của tất cả mọi người. Nhưng để đáp ứng được nguyện vọng của bạn thì cũng không đơn giản. Hiện Tổng LĐLĐVN đang yêu cầu LĐLĐ TP.Hà Nội và công đoàn các khu công  nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại  các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tinh thần của công nhân. Trong các show diễn đó, sẽ có gắng bố trí những ca sĩ nổi tiếng, đang được dư luận quan tâm để biểu diễn cho công nhân nghe.

Đây cũng là nhiệm vụ nâng cao đời sống tinh thần của công nhân trong thời gian tới. Trước mắt, bạn chịu khó xem qua tivi hoặc điện thoại.

Lê Thị Kim Hường: Là công nhân lao động, cháu muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng Cty cháu làm việc chưa có cơ sở Đảng. Vậy cháu cần gặp ai để bày tỏ nguyện vọng?

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng: 

Trước hết, cảm ơn cháu đã quan tâm đến việc phát triển Đảng ở trong công nhân. Cháu có nguyện vọng gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam là điều rất hoan nghênh, nhưng hiện tại ở nơi cháu đang làm việc chưa có cơ sở Đảng nên không thể kết nạp cháu vào Đảng. Cháu đến gặp Chủ tịch công đoàn nơi đang làm việc, họ sẽ hướng dẫn cháu làm các thủ tục,  phấn đấu trở thành Đảng viên.

Tại buổi giao lưu chiều nay (28.7), lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và các chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc của CNLĐ liên quan đến pháp luật LĐ, BHXH, BHYT; những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống NLĐ như giá điện, nước, chất lượng bữa ăn ca; khi VN tham gia hiệp định TPP, thì CNLĐ phải ứng xử như thế nào; NLĐ muốn gia nhập tổ chức CĐ thì phải thực hiện những bước như thế nào… 

Chương trình sẽ đem tới cho NLĐ những kiến thức để họ hiểu và thực hiện, bảo vệ quyền lợi, hợp pháp chính đáng của mình tại DN.

Đây là cơ hội để NLĐ cả nước trực tiếp gửi những câu hỏi, ý kiến của mình đến các vị lãnh đạo của Tổng LĐLĐ VN.

Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi về địa chỉ email:congthongtincdvn@gmail.com hoặc tham gia đặt câu  hỏi trực tiếp tại đường dây nóng 096 838 3388 – 097 931 0518 hoặc tại chuyên mục Giao lưu trực tuyến ở địa chỉ www.congdoan.vn vào thời gian từ 13h30 đến 14h40 chiều 28.7.

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti