Quang cảnh Hội nghị sơ kết thi đua 6 tháng đầu năm 2023
Trên lĩnh vực tuyên truyền và truyền thông công đoàn các tỉnh đã có nhiều hình thức chuyển tải đa dạng phong phú các hình thức tuyên truyền, sử dụng hiệu quả nền tảng kỹ thuật số để cán bộ đoàn viên, CNVCLĐ tiếp cận được nhanh các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung hoạt động của công đoàn, đặc biệt là tuyên truyền sâu đại hội công đoàn các cấp gắn với phát động các phong trào thi đua yêu nước chào mừng đại hội công đoàn các cấp, chào mừng các ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương và của tổ chức Công đoàn, tạo được hiệu ứng tương tác tích cực của đoàn viên, người lao động (NLĐ) trong khu vực ĐBSCL và trong cả nước, góp phần phát huy vị thế của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội, đặc biệt là tạo niềm tin tốt đối với hệ thống chính trị, của đoàn viên, NLĐ và của người sử dụng lao động.
Trên lĩnh vực an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ cũng được LĐLĐ các tỉnh đặc biệt quan tâm với tinh thần thấu hiểu và chia sẻ mọi lúc, mọi nơi để đoàn viên và NLĐ từng bước vượt qua khó khăn, trong đó tập trung cao điểm Tết sum vầy Quý Mão và cao điểm Tháng công nhân năm 2023. Hầu hết đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động đều được chăm lo thăm hỏi bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, LĐLĐ các tỉnh đã tập trung tốt và kịp thời công tác an sinh xã hội để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, giảm giờ làm bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh vào cuối năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số 06 ngày 16/01/2023 và Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 của Tổng Liên đoàn, có 7.285 đoàn viên, NLĐ, với số tiền gần 17.8 tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà Mái ấm công đoàn, nhà tình thương, tình thương đồng nghiệp, nhà Mái ấm Ngành Y cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) khó khăn về nhà ở thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và khó khăn được LĐLĐ các tỉnh quan tâm và triển khai với kết quả đáng trân trọng bằng nguồn kinh phí xã hội của công đoàn, nguồn vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã giúp cho đoàn viên, CNLĐ có nơi ở ổn định, yên tâm làm viêc - đã xây mới, sữa chữa 294 căn với tổng kinh phí gần 12.5 tỷ đồng; triển khai đồng bộ mô hình chung của Cụm thi đua 12 LĐLĐ tỉnh khu vực ĐBSCL về “Xây dựng nhà Mái ấm công đoàn cho đoàn viên khó khăn” và đạt kết quả tích cực, theo đó 6 tháng đầu năm đã xây dựng được 12 nhà Mái ấm công đoàn tại tỉnh Bến Tre và Kiên Giang với tổng số tiền 600 triệu đồng; tính đến nay, mô hình này đã hỗ trợ xây dựng được 24 căn tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, An Giang với số tiền 1,2 tỷ đồng. Đây là mô hình ý nghĩa, nhân văn sâu sắc và có hiệu ứng lan tỏa cao của tổ chức Công đoàn và sẽ nhân rộng trong thời gian tới.
Tháng công nhân năm 2023 với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức” kết hợp hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động đã được các cấp công đoàn các tỉnh đồng loạt triển khai, đã có đã có 3.335 công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức, đạt 111% chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao. Nội dung hoạt động Tháng công nhân được LĐLĐ các tỉnh triển khai với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, ý nghĩa với mục tiêu “Hướng về đoàn viên, người lao động” - đã tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung hiệu quả như: diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân”, hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tổ chức “phiên chợ giảm giá cho CNLĐ trong khu, cụm công nghiệp”; tổ chức “Ngày Hội chăm sóc sức khỏe cho người lao động”; “Ngày hội văn hóa thể thao”; “Hội thi an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ; đặc biệt là hoạt động “đối thoại tháng năm” được tổ chức đã mang lại hiệu quả ở các cấp công đoàn tạo được sự hài hòa giữa người sử dụng lao động với NLĐ. Riêng đối với cấp tỉnh: LĐLĐ các tỉnh đểu triển khai tốt họp mặt đối thoại thường niên giữa lãnh đạo tỉnh với CNLĐ, đặc biệt là đối thoại chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với CNLĐ. Các hoạt động đối thoại đã tạo cơ hội cho NLĐ bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình đến lãnh đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo doanh nghiệp về những khó khăn trong lao động, trong cuộc sống để các cấp, các ngành quan tâm theo dõi và hỗ trợ.
Một số hoạt động nổi bật trong Tháng công nhân ở một số tỉnh có thể tham khảo như:
LĐLĐ tỉnh Bến Tre và 01 huyện trong tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy đảng tổ chức họp mặt đảng viên tiêu biểu trong các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh với gần 250 đảng viên, đây là lần đầu tổ chức họp mặt theo tinh thần Chỉ thị 06 của Tỉnh ủy Bến Tre, họp mặt nhằm nghe ý kiến phản ảnh, góp ý của đảng viên cho cấp ủy, công đoàn các cấp về những khó khăn, thuận lợi trong công tác xây dựng đảng, sinh hoạt đảng trong doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp hỗ trợ trong thời gian tới. Tiếp tục triển khai mô hình “Hậu phương người lao động” giai đoạn 2022 - 2025, ngoài việc xây dựng nhà ở còn tập trung hỗ trợ vốn sinh kế cho đoàn viên diện hộ nghèo cận nghèo có vốn phát triển kinh tế để hướng đến thoát nghèo bền vững.
Công tác phát triển đoàn viên mới cũng được LĐLĐ các tỉnh tập trung triển khai đồng bộ đến các cấp công đoàn, trong đó tập trung vào cao điểm Tháng công nhân và đã đạt kết quả tích cực. Tính đến thời điểm hiện tại - 06 tháng đầu năm 12 tỉnh đã phát triển tăng thêm 3.658 đoàn viên. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy bồi dưỡng cũng được các cấp ủy chỉ đạo, theo đó đã giới thiệu 8.239 đoàn viên và kết nạp được 3.189 đoàn viên vào đảng.
Về công tác triển khai đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028: LĐLĐ các tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đến ngày 31/5/2023 đã có 14.141/14.173 công đoàn cơ sở tổ chức, đạt tỷ lệ 99,77 %; có 47/157 công đoàn cấp trên trực tiếp tổ chức đại hội, đạt tỷ lệ 29,9%, trong đó có 02 tỉnh tổ chức đạt tỷ lệ cao như: LĐLĐ tỉnh Kiên Giang tổ chức 18/18 đơn vị, đạt 100%, LĐLĐ tỉnh Trà Vinh tổ chức 9/13 đơn vị, đạt 69,2%.
LĐLĐ các tỉnh phát động nhiều phong trào thi đua trong đoàn viên, CNVCLĐ, nhiều mô hình mới, cách làm hay được triển khai hiệu quả như Tiền Giang tiếp tục nhân rộng mô hình “Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực tiếp bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú là công nhân trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chưa có tổ chức Đảng cho Đảng xem xét kết nạp”; “Khu nhà trọ công nhân tự quản gắn Tổ hòa giải”, Hậu Giang với mô hình “Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện ít nhất 01 “Công trình - sản phẩm - phần việc” mang tên Công đoàn”, Bến Tre với chương trình “hậu phương Người lao động”,... các mô hình trên đã phát huy chức năng của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; thu hút NLĐ tham gia và gắn bó mật thiết với tổ chức Công đoàn; còn nhiều mô hình nổi bật khác cũng được LĐLĐ các tỉnh đang triển khai với tinh thần làm chuyển biến mới mẻ hoạt động công đoàn trong năm 2023.
Hoạt động 06 tháng đầu năm 2023 trong điều kiện mỗi tỉnh có những thuận lợi và có khó khăn tác động nhưng LĐLĐ 12 tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham mưu tốt cho cấp ủy, phối hợp đồng bộ với các ngành trong hệ thống chính trị, sự đồng hành ủng hộ của người sử dụng lao động, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trong các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần rất lớn vào kết quả của tổ chức Công đoàn trong 06 tháng đầu năm. Những tháng còn lại của năm 2023 còn nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng phải tập trung, đặc biệt là tổ chức thành công đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp tỉnh để tiến tới đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028, LĐLĐ 12 tỉnh khu vực ĐBSCL cùng chung tay, hỗ trợ và kết nối chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Hy vọng năm 2023 LĐLĐ 12 tỉnh ĐBSCL sẽ thành công, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ban Tuyên giáo - Nữ công