Site banner

Công đoàn Giáo dục với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt

Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn (CĐ) Giáo dục còn tham gia tổ chức tốt các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Công đoàn Giáo dục phát động thi đua mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo.

Thực hiện nhiều giải pháp

Ông Phạm Nghi Tiện - Chủ tịch CĐ Giáo dục tỉnh cho biết: Phong trào thi đua trong trường học rất phong phú nhưng tất cả đều hướng tới việc thi đua “Dạy tốt, học tốt”, dạy thực chất, học thực chất. Bản chất của phong trào này là thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để tạo nên uy tín cho từng giáo viên cũng như chất lượng giảng dạy của mỗi trường.

Để tổ chức thực hiện tốt phong trào “Hai tốt”, các tổ chức CĐ trong trường học cần xây dựng kế hoạch, tạo ra cơ chế phối hợp hoạt động giữa CĐ và ban giám hiệu (BGH), trong đó đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ đảng; phối hợp với tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch phát động thi đua cho từng hoạt động với những nội dung cụ thể như: “Mỗi công đoàn cơ sở (CĐCS) có một mô hình hoạt động sáng tạo, phấn đấu mỗi đoàn viên CĐ có một đổi mới”, triển khai lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trong xây dựng kế hoạch, cần xác định thời gian cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, định hướng từng nội dung cho mỗi đợt thi đua. Bên cạnh đó, ban chấp hành CĐ còn phối hợp với BGH, tổ chuyên môn thường xuyên theo dõi, kiểm tra CĐ viên trong việc thực hiện những nội dung được phát động để kịp thời có sự định hướng, nhắc nhở. Qua mỗi đợt phát động thi đua đều có sơ kết, tổng kết; trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm, chỉ ra những cách làm hay, kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình, xuất sắc.

Với những giải pháp đã làm, năm học qua, CĐ Giáo dục tỉnh công nhận 44/46 CĐCS vững mạnh, 2 CĐCS khá; 20 CĐCS đạt danh hiệu thi đua “CĐCS vững mạnh xuất sắc”; tặng giấy khen cho 14 CĐCS và 130 cá nhân hoàn thành xuất sắc hoạt động CĐ. Kết quả bình xét thi đua và đề nghị khen thưởng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” năm học 2015-2016 có 1 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 18 tập thể lao động xuất sắc, 113 cá nhân nhận bằng khen UBND tỉnh, 18 cá nhân nhận bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 1 Huân chương Lao động hạng Ba.

Một CĐCS tiêu biểu

Năm học qua, CĐCS Trường Mạc Đĩnh Chi (Châu Thành) đã cùng BGH duy trì được kết quả học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 94,87%, nằm trong nhóm những trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ổn định được Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Có 20/32 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có 70% sáng kiến được công nhận.

Chia sẻ với chúng tôi về những việc đã làm, cô Lê Thị Băng Tuyền - Chủ tịch CĐ cho biết, CĐ trường có trách nhiệm phối hợp với BGH vận động giáo viên tham gia các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Ngay trong hội nghị viên chức đầu năm, hiệu trưởng và ban chấp hành CĐ có bản cam kết hợp đồng trách nhiệm. Theo đó, ban chấp hành CĐ có trách nhiệm phối hợp và tham mưu BGH về các hoạt động có liên quan đến cán bộ, giáo viên, trong đó có kế hoạch phát động thi đua dạy tốt, học tốt.

Trên cơ sở đó, CĐ sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, đưa ra chương trình hành động cụ thể để hai bên cùng phối hợp thực hiện. Ban chấp hành CĐ vận động, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên tham gia thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, hỗ trợ thực hiện quy chế chuyên môn để góp phần thực hiện chỉ tiêu đề ra. Cụ thể như phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, phong trào vận động giáo viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi các cấp học, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo… Theo cô Tuyền, ở mỗi phong trào, CĐ đều xây dựng kế hoạch liên tịch với BGH phát động đến giáo viên theo từng chủ đề và đây cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Đồng khởi mới” trong giảng dạy.

Từ phát động của CĐ ngành “Mỗi CĐCS có một mô hình hoạt động sáng tạo, phấn đấu mỗi đoàn viên CĐ có một đổi mới”, CĐ đăng ký mô hình tham gia trường học kết nối. Cán bộ, giáo viên, nhân viên có vấn đề gì cần tìm hiểu hay chia sẻ kinh nghiệm có thể trao đổi thông tin. Mỗi đoàn viên CĐ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, có một đổi mới trong dạy học, quản lý, giáo dục học sinh; tích cực, năng động, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý; tích cực thiết kế giáo án điện tử và phần mềm dạy học; tích cực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, có nhiều sáng kiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp, liên môn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh và công tác quản lý; thực hiện tốt việc “làm theo” tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh được đơn vị, xã hội tôn vinh.

Với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ngay khi có kế hoạch, bằng nhiều hình thức, CĐ sẽ tổ chức tuyên truyền. Đối với giáo viên, tọa đàm nêu gương các nhà giáo tiêu biểu trong nhà trường, tổ chức tốt các cuộc thi giáo viên giỏi cơ sở và khuyến khích phong trào học lên sau đại học và học suốt đời. Các nội dung của cuộc vận động phải được thể hiện lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Thực hiện tốt các phong trào, các đợt thi đua của nhà trường, của CĐ; làm việc phải chú ý sáng tạo không những tạo hiệu suất cao cho bản thân mà còn để giáo dục học sinh. Tập thể sư phạm nhà trường luôn gương mẫu chấp hành kỷ luật, nội quy nhà trường, có trách nhiệm luôn cải tiến phương pháp và đạt hiệu quả cao. Với học sinh, CĐ sẽ tổ chức tọa đàm giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo; nêu những tấm gương nhà giáo tiêu biểu trong lịch sử và địa phương.

“Các phong trào thi đua đã tạo được sự chuyển biến hơn nữa về đạo đức nhà giáo, củng cố uy tín của nghề đối với xã hội. Mỗi CĐ viên có ý thức hơn trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục để góp phần đổi mới giáo dục nhà trường đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập” - cô Tuyền nhận định.

Bài, ảnh: P.Tuyết

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti