Đến dự có đ/c Phan Trần Mai Trinh - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh (phụ trách Công đoàn Giáo dục tỉnh) cùng 50 đồng chí là UVBCH, UBKT, cán bộ chuyên trách CĐGD tỉnh, Chủ tịch, Phó chủ tịch CĐCS trực thuộc.
Đ/c Phạm Nghi Tiện - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh thông qua báo cáo đề dẫn, nêu bật những hoạt động mà CĐCS đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua; đồng thời cũng chỉ ra 20 điểm bất cập trong hoạt động CĐCS. Đó là các bất cập trong công tác tuyên truyền, vận động; tham gia quản lý, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; chăm lo phúc lợi cho đoàn viên; tổ chức, vận động phong trào thi đua; hoạt động nữ công, thực hiện bình đẳng giới; chi tài chính Công đoàn, điều kiện làm việc của CĐCS; công tác cán bộ, điều hành hoạt động của BCH, UBKT CĐCS.
Tại buổi tọa đàm, có 9 đại biểu tham gia phát biểu ý kiến nhằm tháo gỡ những bất cập trong việc làm thế nào để tạo thêm nguồn lực chăm lo tốt hơn phúc lợi cho đoàn viên, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, trong việc làm sao giảm bớt áp lực trong hoạt động của CĐCS, nhất là đối với Chủ tịch Công đoàn, cách thức tháo gỡ khó khăn trong mối quan hệ làm việc giữa BCH, Chủ tịch CĐCS với Hiệu trưởng. Cùng với việc đề ra các giải pháp để tháo gỡ những bất cập, các đại biểu còn kiến nghị với Công đoàn cấp trên, với chính quyền xem xét tăng thêm phụ cấp cho Chủ tịch CĐCS, giải quyết chính sách cho cán bộ, nhà giáo khi được cử đi học sau Đại học một cách hợp lý, hỗ trợ kinh phí cho CĐCS tổ chức thăm hỏi nhà giáo nghỉ hưu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên nói chung và đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động nói riêng.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chủ trì buổi tọa đàm đã kết luận, đề xuất một số giải pháp tháo gỡ một số bất cập mà buổi tọa đàm nêu ra. Đó là: (1) CĐCS cần dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp như tuyên truyền tập trung trong các buổi họp CĐCS, Tổ Công đoàn, họp toàn thể cơ quan, niêm yết trên bảng thông báo, chuyển qua email, Zalo, tổ chức các hoạt động nhân các ngày kỷ niệm, tổ chức tham quan, du lịch; (2) Để giảm áp lực trong hoạt động tùy theo điều kiện cụ thể, BCH CĐCS cần chọn lựa nội dung hoạt động phù hợp, thiết thực với đoàn viên cán bộ, nhà giáo và người lao động; (3) Công đoàn cấp trên cần biên soạn nội dung tuyên truyền một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tăng cường tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm về kỹ năng, nghiệp vụ và những chính sách, quy định mới, cho cán bộ CĐCS; đồng thời định kỳ tổ chức hoạt động chuyên đề giữa các CĐCS để có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS hoạt động; hỗ trợ các CĐCS trực thuộc không có điều kiện tổ chức riêng lớp tập huấn cho cán bộ từ Tổ phó Công đoàn trở lên, theo phương thức tập huấn ghép các CĐCS; (4) Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng dẫn, chỉ đạo CĐCS hoạt động, như giảm tối đa các thủ tục hành chính, xây dựng các mẫu biểu để CĐCS có thể chỉ điền số liệu báo cáo định kỳ kết quả hoạt động; gắn công tác xây dựng CĐCS vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của CĐCS với công tác bình xét, đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp công đoàn; (5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội Facebook, Zalo trong chỉ đạo điều hành hoạt động Công đoàn, trong vận động, tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm.
Phát biểu chỉ đạo buổi toạ đàm, đồng chí Phan Trần Mai Trinh - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh yêu cầu Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục tỉnh phải kịp thời phản ánh với BTV Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở GD&ĐT có giải pháp giúp CĐCS tháo gỡ những khó khăn trong mối quan hệ phối hợp giữa BCH CĐCS với Hiệu trưởng, trong việc tạo điều kiện phương tiện làm việc cho CĐCS, tổ chức khảo sát trong đội ngũ cán bộ Công đoàn về nhu cầu cần bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ để có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn phù hợp, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành hoạt động Công đoàn.
Phạm Nghi Tiện - Chủ tịch CĐGD tỉnh