Site banner

Sẽ giám sát những thành phố có lao động công nghiệp nhiều nhất

Chiều 23.3, tại trụ sở TLĐ, Tổng LĐLĐVN cùng MTTQ VN, Bộ LĐTBXH, BHXH VN và Thanh tra Chính phủ tổng kết Chương trình giám sát liên ngành việc thực hiện pháp luật BHXH năm 2015. Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị. Các đồng chí: Đặng Ngọc Tùng-Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Phạm Minh Huân-Thứ trưởng trưởng Bộ LĐTBXH; Đỗ Văn Sinh- Phó Tổng Giám đốc BHXHVN ; Trần Thanh Hải-Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN, Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đại diện Thanh tra Chính phủ cùng tham dự Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính- Trưởng đoàn giám sát, cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-TLĐ ngày 20.4.2015 của Tổng LĐ về việc giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH năm 2015, Đoàn Giám sát liên ngành của Ủy ban TƯ MTTQVN, Thanh tra Chính phủ, Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐ đã tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH tại 16 DN với 7.891 NLĐ trên địa bàn 6 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Đồng tháp và An Giang, với thời gian từ ngày 5.10.2015 đến hết ngày 13.11.2015. Trong số 16 DN này, có 1 DN FDI; 11 DN cổ phần, 3 DN TNHH và 1 DN tư nhân.

Công tác BHXH đă được quan tâm

Theo Đoàn giám sát, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH; Thể hiện qua việc cụ thể hóa Nghị quyết số 21/NQ/TW của Bộ Chính trị bằng các Chương trình, Kế hoạch hành động, Chỉ thị về tăng cường triển khai thực hiện Luật BHXH, BHYT, Quyết định ban hành quy chế phối hợp thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ và có văn bản chỉ đạo việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh.

Sở Lao động -TB&XH, Bảo hiểm xã hội và LĐLĐ các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị 05/CT-TTG. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đều ký kết rất nhiều chương trình phối hợp trong việc quản lý và thực hiện chính sách BHXH như Chương tŕnh phối hợp giữa Sở Lao động -TB&XH với BHXH tỉnh, giữa BHXH tỉnh với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy: giữa Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh với Ngân hàng Nhà nước; giữa BHXH với LĐLĐ tỉnh; giữa BHXH tỉnh với Ban Quản lý các KCN, Cục thuế, Công an tỉnh.v.v. góp phần đảm bảo tốt hơn việc tuân thủ pháp luật về BHXH.

Từ năm 2014, trên cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác giám sát, phản biện xă hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên các Sở, ban ngành và tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phương đều tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, trong đó có giám sát về BHXH nên số lượng các cuộc thanh, kiểm tra nhiều hơn... Việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại về BHXH và công tác giải quyết hưởng BHXH được cải thiện.

Về phía DN, qua giám sát cho thấy, một số đă thực hiện việc ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đăng ký tham gia đóng BHXH; thực hiện việc quản lý sổ và hồ sơ tham gia BHXH của người lao động; có sổ theo dõi, cập nhật biến động tăng giảm lao động và chốt số nợ BHXH với cơ quan BHXH hàng tháng. Hầu hết các doanh nghiệp có giữ lại 2% tiền đóng BHXH và thực hiện việc tạm ứng tiền và thanh quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động.

Còn rất nhiều vi phạm

Kết quả giám sát việc thực hiện BHXH năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, có 07/16 DN đăng ký và tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN chưa đầy đủ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. 15/16 DN thường xuyên đóng BHXH chậm theo quy định của Luật BHXH, ít nhất từ 1 - 2 tháng trở lên. Cá biệt có 3 DN nợ dây dưa, kéo dài trên 2 năm. Tổng số chậm đóng và nợ BHXH của 16 doanh nghiệp là 31.006.702.234 đồng. Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp nợ BHXH, hàng tháng đều có trích tiền đóng BHXH (khoảng 10,5%) từ tiền lương, tiền công của người lao động nhưng không đóng vào quỹ BHXH mà chỉ đóng theo kiểu “trừ nợ dần” vào quỹ BHXH làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi hưởng BHXH của người lao động. Ví dụ: Công ty Dayeon Bi Jou VN hàng tháng đều trích tiền đóng BHXH của 595 NLĐ, tương đương 869.223.550 đồng/tháng nhưng nợ BHXH 6 tháng liên tục.

Những sai phạm trên, khiến 125 người lao động nghỉ chế độ ốm đau, thai sản chưa được giải quyết chế độ và 348 người lao động nghỉ việc nhưng chưa được chốt sổ để xác nhận thời gian có đóng BHXH do DN còn đang nợ BHXH.

Việc ký kết HĐLĐ còn chưa đúng với quy định của pháp luật (ví dụ: không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ thời vụ cho lao động thường xuyên tại DN, hoặc thỏa thuận đóng BHXH tự nguyện thay vì phải đóng BHXH bắt buộc). Các DN dệt may, thủy sản vi phạm quy định này nhiều nhất và thường chỉ đóng BHXH cho NLĐ sau 12 tháng làm việc tại DN. Có 1.985 người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN bắt buộc nhưng DN chưa đăng ký tham gia đóng BHXH và 1.106 trường hợp DN báo cáo là ký HĐLĐ dưới 3 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn rất hạn chế. Vẫn còn 07/16 doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định này. Thu nhập bình quân của NLĐ khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng nhưng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng. Cá biệt tại Cty CP Sông Đà - Nha Trang có 34 trường hợp người lao động đóng BHXH dưới mức lương tối thiểu vùng.

Kết quả giám sát cho thấy, tỷ lệ bao phủ BHXH bình quân của 6 tỉnh được giám sát đạt 13% trên tổng số lực lượng lao động tham gia BHXH (và chiếm khoảng 6,9% dân số trên địa bàn tỉnh). Tỉnh có tỷ lệ tham gia cao nhất là Khánh Ḥa 23%, tỉnh thấp nhất là An Giang 6,6%; tính trung bình cả 6 tỉnh có: 14% lực lượng lao động tham gia BH thất nghiệp, 64,6% dân số tham gia BHYT. Tỷ lệ này còn rất xa so với mục tiêu của Nghị quyết 21/NQ là đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% tham gia BH thất nghiệp và 80% dân số tham gia BHYT.

Cơ quan BHXH khó nắm được chính xác số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội mà chủ yếu vẫn do doanh nghiệp tự đăng ký khai báo. Đa số doanh nghiệp đều lấy lý do là kinh tế khó khăn, doanh nghiệp mới thành lập hoặc thay đổi cán bộ quản lý, hoặc do người lao động không muốn tham gia BHXH để không đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ.

Các cơ quan quản lư Nhà nước (Sở LĐ-TB&XH), Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn Lao động các tỉnh đã thanh tra, kiểm tra, giám sát và phối hợp liên ngành việc thực hiện BHXH nhưng tỷ lệ còn thấp so với số lượng doanh nghiệp cần thanh, kiểm tra và chế tài xử phạt còn rất hạn chế. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ chưa đủ sức răn đe. Công tác hậu thanh, kiểm tra, giám sát và khởi kiện ra tòa còn nhiều vướng mắc. Việc quản lý và trả sổ cho người lao động tại doanh nghiệp cũng cần được xem xét, chấn chỉnh để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Sẽ giám sát những thành phố có lao động công nghiệp nhiều nhất

Từ kết quả năm 2015, Đoàn giám sát liên ngành đề nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam có kiến nghị với Chính phủ có giải pháp xử lý nợ BHXH ở các doanh nghiệp không còn hoạt động, phá sản hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; khoanh nợ BHXH cho những doanh nghiệp thực sự khó khăn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cả doanh nghiệp. Năm 2016, bên cạnh việc giám sát về BHXH, đề nghị giám sát về bữa ăn ca cho người lao động hoặc giám sát về việc thực hiện pháp luật về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả 5 cơ quan đạt được trong việc thực hiện chương trình phối hợp giám sát. Qua 2 năm triển khai thực hiện đã hình thành cơ chế phối hợp ổn định cũng như góp phần giảm số nợ đọng BHXH.

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, trong năm 2016, bên cạnh việc tổ chức các đoàn giám sát, 4 cơ quan chọn khoảng 2 đến 3 trường hợp có vi phạm pháp luật về BHXH để khởi kiện ra tòa nhằm răn đe và tạo sự chuyển biến trong chấp hành pháp luật về BHXH đối với các DN, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Về chương tŕnh giám sát năm 2016, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ở Trung ương chỉ tiến hành một số cuộc giám sát tập trung vào một số tỉnh, thành phố như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Bình Dương. Nội dung giám sát bên cạnh việc thực hiện pháp luật BHXH cần mở rộng đến việc chấp hành luật pháp về tiền lương. Việc giám sát cần được chuyển giao để Liên đoàn lao động các động các địa phương triển khai thực hiện. Trong năm 2016 nên chuyển giao việc giám sát cho 15 tỉnh, thành phố có số thu thuế, lao động công nghiệp nhiều nhất để tiếp tục triển khai thực hiện tại các địa phương khác vào các năm tiếp theo.

bodrum escort cesme escort didim escort eryaman escort antalya escort mersin escort manavgat escort sohbet hatti